Chào Luật sư! Luật sư cho tôi biết ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật 2019 là như thế nào? Vì tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi lại không đồng ý. Suốt ngày anh la mắng tôi và nắm giữ toàn bộ giấy tờ như thế tôi có thể ly hôn được không? Trường hợp nữa mà tôi muốn nói là tôi có 2 con 1 đứa 5 tuổi và 1 đứa 7 tuổi. Tôi muốn dành quyền nuôi 2 đứa liệu có được không? Tôi không muốn dính líu gì đến chồng tôi nữa. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
 |
Ly hôn đơn phương theo quy định của pháp luật năm 2019 |
Đáp: Chào bạn! DHLaw cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Về những vấn đề mà bạn đặt ra, Luật DHLaw chúng tôi xin được tư vấn và giải đáp qua nội dung bài viết dưới đây.
Thứ nhất, ly hôn đơn phương
Bạn nói bạn muốn ly hôn nhưng chồng bạn không đồng ý thì bạn có thể tiến hành ly hôn đơn phương nha. Pháp luật có quy định về trường hợp ly hôn như sau:
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có các căn cứ sau:
+ Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
+ Vợ, chồng vi phạm quyền và nghĩa vụ của nhau làm cho hôn nhân không thể kéo dài.
- Trường hợp vợ/chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Như vậy, nếu cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục nữa thì cả hai có quyền yêu cầu ly hôn. Thủ tục để ly hôn đơn phương mà bạn cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn khởi kiện ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Giấy CMND và hộ khẩu của hai vợ chồng;
- Giấy khai sinh của 2 con;
- Các giấy tờ chứng minh tài sản chung (nếu có).
Ngoài ra, đương sự có thể chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác mà có lợi cho mình như: chứng minh chồng ngoại tình hay chứng minh chồng mình có hành vi bạo lực,…và khi có những bằng chứng này thì bạn có thể nộp kèm với đơn ly hôn.
Thứ hai, là về trường hợp bạn hỏi là dành quyền nuôi con
Trong quá trình ly hôn thường kéo theo vấn đề dành quyền nuôi con. Nếu hai bên thỏa thuận được quyền nuôi con thì lúc này các con sẽ không phải ra Tòa để Tòa hỏi ý kiến của bé. Trong trường hợp không thỏa thuận được bên nào sẽ trực tiếp nuôi thì lúc này phải căn cứ vào quy định của pháp luật.
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét và giao con cho 1 bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì sẽ hỏi ý kiến của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi sẽ trực tiếp giao cho mẹ nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để nuôi.
Tuy nhiên, với trường hợp của bạn thì con của bạn 1 đứa 5 tuổi và 1 đứa 7 tuổi, do đó đứa 7 tuồi sẽ hỏi ý kiến, nguyện vọng của bé là ở với ai. Còn bé 5 tuổi thì Tòa án sẽ xem xét điều kiện của hai bên nhằm đảm bảo việc giáo dục và cuộc ,sống sau này cho bé.
Trên đây là những lời giải đáp mà Luật DHLaw gửi đến bạn, Nếu bạn muốn nắm rõ vấn đề hơn thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ: 185 Nguyễn Văn Thương, phường 25, quận Bình Thạnh. Hoặc bạn cũng có thể gọi trực tiếp vào số máy 0909 854 850 để được tư vấn và hỗ trợ Luật kịp thời. Bạn hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí nha.
----------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ
Bộ phận Tư vấn Luật Hôn nhân – Gia đình DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương (đường D1 cũ), phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850 hoặc 0356 049 000
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách
hàng!
Trân trọng./.
Nhận xét
Đăng nhận xét