Thời điểm và thời hiệu mở di chúc thừa kế là khi nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều quý khách hàng đang muốn được phân chia di sản. Với những khách hàng lần đầu tiên được người để lại di sản chỉ định thừa kế là một niềm vui lớn, tuy nhiên để được thừa hưởng tài sản đúng theo pháp luật thì bạn cần phải nắm rõ các quy định cơ bản của luật thừa kế.
1. Thừa kế là gì?
Thừa kế là việc chuyển giao tài sản của 1 cá nhân sau người đó chết. Tức là quan hệ thừa kế chỉ xuất hiện khi người để lại di sản chết. Và việc lập di chúc hay không lập di chúc không ảnh hưởng đến quyền thừa kế.
2. Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế được hiểu là phần tài sản của người để lại di sản sau khi họ chết đi. Di sản thừa kế bao gồm: nhà đất, cổ phiếu, cổ phần, ô tô, xe máy, sổ đỏ, sổ hồng, chứng khoán, vàng bạc, đá quý...
Người thừa kế sau khi nhận di sản phải có nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi tài sản được thừa hưởng, trong đó bao gồm có nghĩa vụ trả nợ, bồi thường, nghĩa vụ cấp dưỡng.
Đối với một số trường hợp di sản thừa kế không có chứng từ rõ ràng và có dấu hiệu pháp luật thì sẽ được Tòa án cấp cao xem xét, điều tra kĩ trước khi đưa ra phán quyết phân chia di sản.
 |
Tư vấn thời điểm và thời hiệu thừa kế |
3. Thời điểm mở thừa kế là khi nào?
Căn cứ Điều 611 BLDS 2015 quy định: Thời điểm mở thừa kế được tính từ ngày người có tài sản chết. Đối với trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế sẽ là ngày Tòa án xác định người đó đã chết. Còn nếu như không xác định được chính xác cụ thể thời gian một người đã chết thì ngày bản án tuyên bố một người đã chết sẽ được pháp luật công nhận là ngày người đó chết.
Nơi mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì sẽ lấy nơi có toàn bộ di sản hoặc 1 phần lớn di sản là địa điểm mở thừa kế. Để việc xác định địa điểm thừa kế chính xác thì cần phải xác định đúng nhân thân của người để lại di sản. Tòa án nơi mở thừa kế có thẩm quyền thụ lý vụ án và giải quyết các vấn đề tố tụng liên quan đến thừa kế.
4. Thời hiệu thừa kế là bao lâu?
Tại điều 623 BLDS 2015 quy định: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản tính từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 30 năm, nếu không những người thừa kế khác không nhận di sản thì phần tài sản của họ sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản. Thời hiệu bác bỏ quyền thừa kế của một người khác là 10 năm. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản là 03 năm kể từ ngày mở thừa kế.
5. Thủ tục khai nhận thừa kế mới nhất 2019
- Đối với người để lại di sản thừa kế:
+ Giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án Tòa án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao)
+ Giấy đăng ký kết hôn, xác nhận độc thân (bản chính kềm bản sao)
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu di sản thừa kế như nhà đất, giấy phép xây dựng, đăng ký bản quyền tác giả
+ Giấy khai sinh, CMND/thẻ căn cước của người để lại di sản
- Đối với người khai nhận di sản thừa kế:
+ Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (bản chính kềm bản sao)
+ Văn bản khai nhận di sản thừa kế (viết tay hoặc đánh máy)
+ Các loại giấy tờ liên quan khác như hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền (nếu có)
+ Di chúc (nếu có)
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu hơn về luật Thừa kế. Để được tư vấn kĩ hơn khi có nhu cầu, Quý khách vui lòng liên hệ đến:
Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw.
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
DHLaw - Địa chỉ pháp lý đáng tin cậy!
Nhận xét
Đăng nhận xét