Một trong những vấn đề xã hội nổi côm
nhất trong những năm gần đây chính là vấn đề thừa kế. Do đó nhiều người đặt câu
hỏi lớn về quyền thừa kế của một cá nhân, đặc biệt là họ thắc mắc liệu một đứa
bé sơ sinh có đủ quyền để thừa hưởng gia tài do người thân qua đời để lại hay
không?
Với mục tiêu hướng tới bảo vệ quyền lợi
của quý khách hàng cũng như những em nhỏ mới ra đời, hôm nay DHLaw sẽ giúp quý
khách giải đáp nỗi băn khoăn đó trong khuôn khổ bài viết dưới đây.
 |
Tư vấn quyền thừa kế của trẻ sơ sinh |
Trẻ sơ sinh là một sinh linh bé bỏng
cần được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ tuyệt đối không chỉ về mặt sức khỏe mà
còn về quyền công dân. Mà quyền công dân lại bao hàm quyền thừa kế. Tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã quy định
rất rõ ràng, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở
thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai
trước khi người để lại di sản chết.
Như vậy thì trẻ sơ sinh vẫn có quyền
hưởng di sản thừa kế hợp pháp. Dù không có di chúc, trẻ sơ dinh vẫn được xét
quyền thừa kế nếu nằm trong các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật.
Dựa vào quy định trên, trẻ sơ sinh vẫn
có quyền hưởng thừa kế. Tuy nhiên, những người thân của bé cần phải lưu ý do
chưa thành niên (chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) nên phần di
sản thừa kế trẻ sơ sinh được hưởng sẽ do người giám hộ đương nhiên
(hoặc được cử ra) quản lý cho đến khi trẻ thành niên (năng lực hành vi
dân sự đầy đủ).
Người giám hộ đương nhiên của người
chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này
được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột
là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm
người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường
hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ
quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người
giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ
làm người giám hộ.
Người giám hộ có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ giữ gìn di sản thừa kế và giao lại cho người thừa kế khi đã đủ tuổi
thành niên và đủ năng lực hành vi dân sự (thông thường là đủ 18 tuổi).
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách
hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn Luật Thừa kế DHLaw.
Add: 103 Nguyễn Văn Thương, Phường
25, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét