Công ty luật uy tín tại TPHCM sẽ
tổng hợp một số những ý kiến sai về luật thừa kế mà nhiều người gặp phải. Đồng
thời cũng có giải thích và đưa ra phản biện căn cứ vào các điều khoản trong Bộ
luật dân sự 2015. Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0909 854 850
hoặc địa chỉ 103 đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TPHCM.
- Con nuôi thì không được thừa kế: Đây là một ý kiến sai,
vì theo pháp luật thừa kế quy định thì nếu con nuôi được nhận nuôi có giấy tờ
chứng nhận thì con nuôi sẽ có quyền hưởng thừa kế như con đẻ.
 |
Những ý kiến sai về luật thừa kế |
- Con dâu được thừa kế tài sản do cha mẹ chồng để lại:
Trong các hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ hai, hàng thừa kế thứ ba thì
con dâu không có thuộc hàng thừa kế nào cả. Như vậy con dâu sẽ không được hưởng
thừa kế theo pháp luật, trừ trường hợp trong di chúc, cha mẹ chồng có ghi là để
cho con dâu thì lúc này con dâu mới được hưởng tài sản.
- Bố mẹ ly hôn thì con cái sẽ được chia thừa kế: Đây là
thắc mắc của nhiều bạn trẻ hiện nay. Tuy nhiên Luật thừa kế quy định rõ thừa kế
phát sinh khi bố hoặc mẹ chết. Còn ly hôn thì không thể tiến hành chia thừa kế
được. Con cái chỉ có thể nhận trợ cấp của cha hoặc mẹ sau khi hai người đó ly
hôn mà thôi. Số tiền trợ cấp không được tính là di sản thừa kế.
- Con gái đi lấy chồng rồi thì không được quyền hưởng di
sản của cha mẹ đẻ: Con gái thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nên sẽ được thừa kế
theo đúng quy định của pháp luật. Trừ trường hợp con gái bị truất quyền thừa kế.
Vì vậy dù có đi lấy chồng xa thì khi phân chia di sản, người con gái vẫn có thể
yêu cầu đòi quyền thừa kế.
- Con trai cả đương nhiên được hưởng hết toàn bộ tài sản
thừa kế: Nhiều người vẫn quan niệm, con trai trưởng là gánh hết việc gia đình
sau khi cha mẹ mất, vì vậy đương nhiên là phải được hưởng toàn bộ di sản mà cha
mẹ để lại. Quan điểm này có thể vẫn tồn tại ở một số địa phương, bộ tộc. Nhưng
theo đúng quy định của pháp luật thừa kế mới nhất không phân biệt con cả hay con thứ, các con đều là những
người thừa kế cùng hàng nên sẽ được chia đều tài sản như nhau. Trừ trường hợp
trong di chúc có phân chia cụ thể ai được hưởng ít, ai được hưởng nhiều.
- Con ruột được hưởng di sản nhiều hơn con nuôi: Nếu là
con nuôi hợp pháp thì chắc chắn sẽ được hưởng phần di sản bằng với con đẻ. Đây
là quy định của pháp luật về quyền thừa kế.
- Nếu đã không có tên trong di chúc thì chắc chắn cá nhân
đó không được hưởng di sản: Đây cũng là một quan điểm sai vì, một số trường hợp
con riêng không có tên trong di chúc. Nhưng xét về hàng thừa kế, con riêng vẫn
là con đẻ cho nên vẫn sẽ được hưởng tài sản bình thường.
- Chồng hoặc vợ chết trước thì tất cả tài sản đều thuộc về
một trong hai người còn sống: Trường hợp tài sản chung vợ chồng thì khi một
trong hai người chết người còn lại sẽ được hưởng toàn bộ phần tài sản chung đó
trong thời kì hôn nhân. Còn tài sản riêng thì phải chia theo pháp luật, và chia
theo hàng thừa kế.
- Không cần đăng kí kết hôn, chỉ cần tổ chức cưới thì khi
vợ hoặc chồng mất, người còn lại vẫn được thừa kế: Nếu người chết không để lại
di chúc thì người còn sống không phải là vợ/chồng hợp pháp cũng sẽ không được
thừa kế. Do đó phải có chứng nhận đăng ký kết hôn mới có quyền thừa kế tài sản.
- Con rể vẫn được thừa kế sau khi bố mẹ vợ mất: Cũng giống
như trường hợp của con dâu, con rể cũng không được thừa kề trừ trường hợp có
tên trong nội dung di chúc.
Nhận xét
Đăng nhận xét