Luật sư DHLaw xin tư vấn giúp tôi vấn đề này: Tôi và vợ đã li hôn được 1 tháng. Giữa chúng tôi có 1 đứa con chung và sau khi ly hôn có thỏa thuận mỗi người sẽ chăm sóc con 1 tuần. Thế nhưng, khi vợ cũ tái hôn đã không cho tôi thăm con, chăm sóc con nữa. Giờ tôi phải làm sao thưa luật sư. Rất mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
 |
Làm gì khi bị ngăn cản thăm con sau khi ly hôn |
Chào bạn, DHLaw cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi làm gì khi bị ngăn cản thăm con sau khi ly hôn về cho chúng tôi. Với câu hỏi đó chúng tôi xin tư vấn Luật như sau.
Khi xem qua vấn đề mà bạn trình bày thì chúng tôi biết được vợ bạn là người trực tiếp nuôi con. Thế nhưng, căn cứ vào quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 thì bạn vẫn có quyền thăm nom con. Hơn nữa như bạn nói thì sau khi ly hôn hai vợ chồng có thỏa thuận mỗi người chăm con 1 tuần. Vì vậy:
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
- Trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, việc vợ bạn ngăn cấm không cho bạn chăm sóc và thăm nom con là hành vi trái pháp luật. Bạn có thể thỏa thuận lại với vợ nếu như vợ bạn vẫn nhất thiết không đồng ý việc bạn đến thăm con thì lúc này bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của cơ quan chức năng. Hoặc bạn cũng có thể:
Khởi kiện yêu cầu thay đổi người nuôi con
Quy định của pháp luật về việc giành lại quyền nuôi con tại Điều 84 luật hôn nhân – gia đình như sau:
“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha lẫn mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
- Người thân thích;
- Cơ quan quản lí Nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lí Nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.”
Bên cạnh đó, chúng tôi xin tư vấn cho bạn một số giấy tờ cần chuẩn bị để thay đổi người trực tiếp nuôi con như:
- Đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
- Quyết định ly hôn của Tòa án;
- Hộ khẩu, CMND;
- Giấy khai sinh của con;
- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp.
Khi tất cả các giấy tờ đã chuẩn bị xong bạn có thể nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi mà vợ bạn đang làm việc hoặc cư trú.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn mà công ty Luật DHLaw giải đáp vướng mắc cho bạn. Nếu bạn còn điều gì chưa rõ thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để vấn đề sớm được giải quyết.
-----------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ
Bộ phận Tư vấn Luật Hôn nhân – Gia đình DHLaw
Add: 103 Nguyễn Văn Thương, phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850 hoặc 01656 049 000
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Nhận xét
Đăng nhận xét