Dịch vụ ly hôn nhanh ở Thủ Đức TPHCM

Hình ảnh
Công ty Luật DHLaw dưới dự dẫn dắt của Luật sư , Tiến sĩ Lê Minh Thái cùng đội ngũ luật sư trẻ với trên 10 năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết các vụ án ly hôn nhanh chóng tại các quận, huyện trong nội thành TPHCM và đặc biệt là dịch vụ ly hôn nhanh ở Thủ Đức . Nếu khách hàng nào đang có nhu cầu ly hôn nhanh thì có thể liên hệ Luật sư qua Hotline: 0909 85 4850 để được tư vấn, hỗ trợ.  1. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ ly hôn nhanh ở Thủ Đức của công ty Luật DHLaw - Tư vấn luật thường xuyên miễn phí : Trên 10 năm hoạt động, dịch vụ tư vấn pháp lý mà DHLaw tư vấn cho Qúy khách hàng dù ở trực tiếp công ty hay qua điện thoại đều hoàn toàn miễn phí. Vì lẽ đó, khách hàng có thể đến trực tiếp công ty tại số: 185 đường Nguyễn Văn Thương, phường 25, Bình Thạnh hay gọi trực tiếp vào số máy: 0909 854 850 hoặc 028 66 826 954 đều được hỗ trợ miễn phí. - Dịch vụ uy tín, chất lượng : uy tín, chất lượng là 2 tiêu chí hàng đầu mà đội ngũ Luật sư DHLaw đặt ra trong hành trình làm nghề của m

Đăng ký kết hôn với người khác khi chưa ly hôn có được không?

Hỏi:

Chào Luật sư, tôi là Lan Ngọc, quê ở TPHCM, nay tôi có vấn đề này kính mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Tôi và chồng tôi lấy nhau cũng được 7 năm và đã có với nhau 1 đứa con trai. Tuy nhiên sau những năm tháng sống với nhau chúng tôi thường xuyên cãi vã, đánh đập nhau. Sau đó tôi và chồng tôi ly thân 2 năm còn đứa con trai thì được gia đình nhà nội nuôi. Cũng trong thời gian sống ly thân tôi có quen một người đàn ông khác và quyết định tiến tới ly hôn. Vậy giờ tôi muốn kết hôn với anh ấy nhưng tôi vẫn chưa ly hôn thì tôi có kết hôn được không? Và thủ tục ly hôn và kết hôn là như thế nào ạ?. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư rất nhiều.
Đăng ký kết hôn với người khác khi chưa ly hôn có được không?
Đăng ký kết hôn với người khác khi chưa ly hôn có được không?
Đáp:

Chào chị Lan Ngọc! DHLaw cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với chuyên mục hỏi đáp pháp luật của công ty chúng tôi. Với câu hỏi của chị chúng tôi xin đưa ra một số quan điểm pháp lý như sau.

Theo những gì mà pháp luật quy định thì việc đăng ký kết hôn là nhằm xác định mối quan hệ vợ chồng với nhau chứ không đơn giản là yêu nhau thì về sống với nhau là đủ. Theo Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Đồng thời tại Điều 5 của luật này ban hành:

“1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

4. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.”

Căn cứ vào những quy định nêu trên và cũng như những gì mà chị trình bày thì chị và chồng chị chưa ly hôn, trên danh nghĩa anh chị vẫn là vợ chồng, vì vậy chị sẽ không được phép chung sống hoặc kết hôn với người khác khi mà chị chưa ly hôn. Chị chỉ được kết hôn với người khác khi mối quan hệ hôn nhân hiện tại đã chấm dứt, tức là ly hôn.

Để việc kết hôn với người mới diễn ra nahnh chóng thì trước hết chị và chồng của chị cần phải thỏa thuận việc ly hôn theo phương án ly hôn thuận tình, còn nếu chồng chị không đồng ý ký tên ly hôn thì chị chuyển sang phương án đơn phương ly hôn.

Sau khi Tòa án giải quyết ly hôn cho bạn thì bạn hoàn toàn có quyền được đăng ký kết hôn với người khác mà không ai có quyền kiện tụng, ngăn cấm.

Hồ sơ, thủ tục ly hôn thuận tình gồm:

-Tờ khai xin ly hôn;

-Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

-Giấy CMND và sổ hộ khẩu của cả hai vợ chồng;

-Giấy khai sinh của con;

-Các giấy tờ khác có liên quan.

Hồ sơ, thủ tục kết hôn gồm:

-Tờ khai xin đăng ký kết hôn;

-Giấy khám sức khỏe;

-Hình thẻ 4x6;

-Giấy CMND và sổ hộ khẩu của hai người.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về việc đăng ký kết hôn khi chưa ly hôn mà chị thắc mắc. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào chưa nắm rõ, chị vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới để được tư vấn luật 24/24 chị nhé. Chúc chị luôn thành công trong cuộc sống.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ

Bộ phận Tư vấn Luật Hôn nhân – Gia đình DHLaw
Add: Số 103 đường D1, phường 25, Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 01656 049 000
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn pháp luật thường xuyên ở đâu uy tín?

Hồ sơ khai thuế sau khi nhận di sản thừa kế

Tư vấn quy định về thừa kế theo pháp luật