Dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế nước ngoài của công ty luật DHLaw đã và đang được nhiều
người tin dùng bởi với đội ngũ nhân viên tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, năng động.
Sau khi được tư vấn, khách hàng cần nắm rõ các thủ tục cần thiết để thực hiện
đúng quy trình hưởng thừa kế nước ngoài.
Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 về thừa kế theo pháp luật
có yếu tố nước ngoài quy định:
Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước
mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật
của nước nơi có bất động sản đó.
 |
Thủ tục pháp lý sau khi được tư vấn luật thừa kế nước ngoài |
Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về
Nhà nước nơi có bất động sản đó.
Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước
mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài vẫn
tiến hành theo trình tự thông thường, được quy định cụ thể tại Nghị định
75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000của Chính phủ về công chứng, chứng thực và Thông
tư số 03/2001/TP-CC ngày 14/3/2001 của Bộ Tư pháp hướng dẫn Nghị định số
75/2000/NĐ-CP.
Việc thoả thuận phân chia di sản, việc khai nhận di sản
phải được niêm yết. Nội dung niêm yết nêu rõ: họ, tên người để lại di sản; họ,
tên của những người thoả thuận hoặc người khai nhận và quan hệ với người để lại
di sản; danh mục di sản được thoả thuận phân chia hoặc được khai nhận; cuối bản
niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót người được hưởng
di sản, bỏ sót di sản, di sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người
để lại di sản, thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho cơ quan thực hiện công chứng.
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm bảo quản việc niêm yết,
trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết.
Trường hợp người đang ở nước ngoài không thể về nước được
thì có thể ủy quyền để người trong nước thay mặt mình tiến hành thủ tục khai nhận
di sản theo quy định của pháp luật. Việc ủy quyền được thực hiện tại cơ quan đại
diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước mà người
đó đang sinh sống, như Đại sứ quán, Lãnh sự quán.
Trong giấy ủy quyền ghi rõ các thông tin: thông tin về
người ủy quyền và người được ủy quyền; căn cứ ủy quyền (là thông tin về việc thừa
kế, về tài sản được thừa kế…). Đồng thời ghi rõ nội dung ủy quyền như: “Người
được ủy quyền được thay mặt và nhân danh tôi tiến hành thủ tục khai nhận di sản
thừa kế theo quy định của pháp luật.”
Sau khi có giấy ủy quyền của người đang ở nước ngoài gửi
về thì người được ủy quyền có thể cùng với những đồng thừa kế khác của người để
lại di sản đến tổ chức công chứng để yêu cầu tiến hành thủ tục khai nhận di sản
thừa kế theo quy định của pháp luật. Người được ủy quyền chỉ thực hiện các công
việc trong phạm vi được ủy quyền.
-------------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Add: Số 185 Nguyễn Văn Thương (đường D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TPHCM
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Nhận xét
Đăng nhận xét